DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA VẠN AN THẠNH
DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA VẠN AN THẠNH
DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA VẠN AN THẠNH
DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA VẠN AN THẠNH
DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA VẠN AN THẠNH
DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA VẠN AN THẠNH
DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA VẠN AN THẠNH
DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA VẠN AN THẠNH
DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA VẠN AN THẠNH
DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA VẠN AN THẠNH

Introdution

Price: Free

Phone: 02523 769 250

Time to visit a place: 120 phút

516 0

Open Time: 07:00 - Close Time: 18:00

Email: vananthanh@gmail.com

Address: Vạn An Thạnh – Thôn Triều Dương Xã Tam Thanh, Huyện Phú Quí, Tỉnh Bình Thuận

Vạn An Thạnh là nơi thờ thần Nam Hải (cá Voi hoặc cá Ông) theo tập tục của ngư dân, tọa lạc sát cảng biển thuộc làng Triều Dương, xã Tam Thanh, huyện Phú Quý; cách trung tâm huyện 2,5km về hướng Đông Nam, cách thành phố Phan Thiết 56 hải lý (105km). Vạn An Thạnh được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia vào năm 1996.

Với vị trí tọa lạc sát bờ biển cách cảng Phú Quý khoảng 100m, nên sau khi trải qua hành trình từ đất liền bằng phương tiện đường thủy và đặt chân lên đảo du khách có thể đi bộ đến di tích dễ dàng. Hiện nay, với sự phát triển của giao thông đường thủy, nhiều tàu trung tốc, cao tốc được đầu tư nối liền Phan Thiết với Phú Quý nên chúng ta có thể đến đảo và tìm đến di tích bất kỳ thời gian nào trong năm.

Theo các nguồn tư liệu Hán Nôm cổ còn lưu giữ tại di tích, vạn An Thạnh được tạo dựng vào năm Tân Sửu (1781), là ngôi vạn có niên đại sớm nhất trên đảo Phú Quý. Ngoài chức năng chính thờ thần Nam Hải, vạn còn là nơi thờ và thực hiện các lễ nghi gắn với tín ngưỡng thờ các bậc Tiền hiền, Hậu hiền của làng. Hiện nay trên khám thờ thần Nam Hải ở Chính điện còn lưu giữ bức hoành phi cổ chạm dòng chữ Hán Nôm: “Nam tế Hải linh cự tộc Ngọc Lân thủy tướng tôn Thần, Tân Sửu niên, thập ngoạt thập ngũ nhật Tỵ thời”.

Bộ Ngọc cốt cá Ông lớn nhất tại vạn An Thạnh

Thuở mới tạo lập, ngôi vạn chỉ là bộ khung gỗ lợp tranh và vách lá đơn sơ; trải qua nhiều lần tôn tạo ngôi vạn đã trở nên bề thế và trang nghiêm, với đầy đủ các hạng mục kiến trúc của một thiết chế tín ngưỡng dân gian. Tổng thể kiến trúc gồm các hạng mục: Cổng chính, Cột cờ, Bình phong, Võ ca, Chính điện và nhà Tiền hiền được bố trí thành một trục thẳng từ ngoài vào trong. Ở về phía bên tả theo hướng của di tích là nơi an táng cá Ông lụy, bên hữu là Nhà Trưng bày bộ xương cá Ông. Năm 2011, Nhà nước đã đầu tư kinh phí tiến hành phục chế bộ xương cá voi Nhà Táng dài 18m và một số loài sinh vật biển phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của ngư dân địa phương và tham quan, tìm hiểu của du khách gần xa. Đây là bộ xương cá voi cổ xưa và lớn nhất trên đảo Phú Quý hiện nay.

Trong tất cả các hạng mục kiến trúc tại vạn An Thạnh, Chính điện được xem là trung tâm, nơi thờ phụng và thực hiện các nghi lễ chính vào các dịp lễ hội trong năm. Nửa phần trước Chính điện là nơi thờ thần Nam Hải và nửa phần sau là tẩm thờ hài cốt cá Ông.

Tại vạn An Thạnh hiện lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị như: Hoành phi, câu đối, bao lam, khám thờ, 10 sắc phong do các vua triều Nguyễn phong tặng cho các vị thần được thờ phụng tại đây. Đặc biệt, vạn An Thạnh được xem như là một Bảo tàng văn hóa biển tại tỉnh Bình Thuận với lịch sử tồn tại gần 250 năm với nhiều sưu tập chủng loại gồm gần 70 bộ xương cá voi và các loài sinh vật biển khác như rùa da, đu gông (bò biển) có niên đại hơn 100 năm; trong đó có bộ xương cá voi Nhà Táng lụy năm 1841 mà người dân địa phương gọi là “Vị Cố”.

Hàng năm tại vạn An Thạnh diễn ra 2 kỳ lễ hội: Lễ hội tế Xuân diễn ra khoảng thời gian từ mùng 10 đến 20 tháng giêng, đây cũng là dịp Cầu ngư đầu năm của vạn; lễ hội tế Thu (trùng với ngày giỗ “Vị Cố”) diễn ra vào ngày 15 đến 16 tháng 10 Âm lịch. Trong lễ hội tế Thu có nghi lễ nghinh rước Ông Sanh từ biển khơi về vạn, ngư dân tổ chức đội ghe thuyền, đoàn lễ, kiệu lễ, lễ phục, đội nhạc lễ… ra khơi nghinh đón các vị Hải thần từ biển khơi về vạn chứng giám tế lễ. Trong dịp lễ hội, ngoài phần nghi lễ còn diễn ra nhiều loại hình diễn xướng văn hóa dân gian như chèo Bả trạo, hát Bội, múa Tứ linh… là những loại hình nghệ thuật diễn xướng cổ truyền rất độc đáo của ngư dân Phú Quý và không thể thiếu trong các lễ hội truyền thống tại các lăng vạn, đình làng, đền miếu trên đảo. Lễ hội cũng là dịp để mọi người ôn lại truyền thống khai phá xây dựng đảo hàng trăm năm qua, tăng cường tình đoàn kết, mối tương thân tương ái trong cộng đồng ngư dân trên đảo, củng cố và tăng cường sức mạnh trong sự nghiệp lao động và xây dựng đảo Phú Quý ngày càng giàu đẹp và sung túc hơn./.

Map

Introdution

×

Vạn An Thạnh là nơi thờ thần Nam Hải (cá Voi hoặc cá Ông) theo tập tục của ngư dân, tọa lạc sát cảng biển thuộc làng Triều Dương, xã Tam Thanh, huyện Phú Quý; cách trung tâm huyện 2,5km về hướng Đông Nam, cách thành phố Phan Thiết 56 hải lý (105km). Vạn An Thạnh được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia vào năm 1996.

Với vị trí tọa lạc sát bờ biển cách cảng Phú Quý khoảng 100m, nên sau khi trải qua hành trình từ đất liền bằng phương tiện đường thủy và đặt chân lên đảo du khách có thể đi bộ đến di tích dễ dàng. Hiện nay, với sự phát triển của giao thông đường thủy, nhiều tàu trung tốc, cao tốc được đầu tư nối liền Phan Thiết với Phú Quý nên chúng ta có thể đến đảo và tìm đến di tích bất kỳ thời gian nào trong năm.

Theo các nguồn tư liệu Hán Nôm cổ còn lưu giữ tại di tích, vạn An Thạnh được tạo dựng vào năm Tân Sửu (1781), là ngôi vạn có niên đại sớm nhất trên đảo Phú Quý. Ngoài chức năng chính thờ thần Nam Hải, vạn còn là nơi thờ và thực hiện các lễ nghi gắn với tín ngưỡng thờ các bậc Tiền hiền, Hậu hiền của làng. Hiện nay trên khám thờ thần Nam Hải ở Chính điện còn lưu giữ bức hoành phi cổ chạm dòng chữ Hán Nôm: “Nam tế Hải linh cự tộc Ngọc Lân thủy tướng tôn Thần, Tân Sửu niên, thập ngoạt thập ngũ nhật Tỵ thời”.

Bộ Ngọc cốt cá Ông lớn nhất tại vạn An Thạnh

Thuở mới tạo lập, ngôi vạn chỉ là bộ khung gỗ lợp tranh và vách lá đơn sơ; trải qua nhiều lần tôn tạo ngôi vạn đã trở nên bề thế và trang nghiêm, với đầy đủ các hạng mục kiến trúc của một thiết chế tín ngưỡng dân gian. Tổng thể kiến trúc gồm các hạng mục: Cổng chính, Cột cờ, Bình phong, Võ ca, Chính điện và nhà Tiền hiền được bố trí thành một trục thẳng từ ngoài vào trong. Ở về phía bên tả theo hướng của di tích là nơi an táng cá Ông lụy, bên hữu là Nhà Trưng bày bộ xương cá Ông. Năm 2011, Nhà nước đã đầu tư kinh phí tiến hành phục chế bộ xương cá voi Nhà Táng dài 18m và một số loài sinh vật biển phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của ngư dân địa phương và tham quan, tìm hiểu của du khách gần xa. Đây là bộ xương cá voi cổ xưa và lớn nhất trên đảo Phú Quý hiện nay.

Trong tất cả các hạng mục kiến trúc tại vạn An Thạnh, Chính điện được xem là trung tâm, nơi thờ phụng và thực hiện các nghi lễ chính vào các dịp lễ hội trong năm. Nửa phần trước Chính điện là nơi thờ thần Nam Hải và nửa phần sau là tẩm thờ hài cốt cá Ông.

Tại vạn An Thạnh hiện lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị như: Hoành phi, câu đối, bao lam, khám thờ, 10 sắc phong do các vua triều Nguyễn phong tặng cho các vị thần được thờ phụng tại đây. Đặc biệt, vạn An Thạnh được xem như là một Bảo tàng văn hóa biển tại tỉnh Bình Thuận với lịch sử tồn tại gần 250 năm với nhiều sưu tập chủng loại gồm gần 70 bộ xương cá voi và các loài sinh vật biển khác như rùa da, đu gông (bò biển) có niên đại hơn 100 năm; trong đó có bộ xương cá voi Nhà Táng lụy năm 1841 mà người dân địa phương gọi là “Vị Cố”.

Hàng năm tại vạn An Thạnh diễn ra 2 kỳ lễ hội: Lễ hội tế Xuân diễn ra khoảng thời gian từ mùng 10 đến 20 tháng giêng, đây cũng là dịp Cầu ngư đầu năm của vạn; lễ hội tế Thu (trùng với ngày giỗ “Vị Cố”) diễn ra vào ngày 15 đến 16 tháng 10 Âm lịch. Trong lễ hội tế Thu có nghi lễ nghinh rước Ông Sanh từ biển khơi về vạn, ngư dân tổ chức đội ghe thuyền, đoàn lễ, kiệu lễ, lễ phục, đội nhạc lễ… ra khơi nghinh đón các vị Hải thần từ biển khơi về vạn chứng giám tế lễ. Trong dịp lễ hội, ngoài phần nghi lễ còn diễn ra nhiều loại hình diễn xướng văn hóa dân gian như chèo Bả trạo, hát Bội, múa Tứ linh… là những loại hình nghệ thuật diễn xướng cổ truyền rất độc đáo của ngư dân Phú Quý và không thể thiếu trong các lễ hội truyền thống tại các lăng vạn, đình làng, đền miếu trên đảo. Lễ hội cũng là dịp để mọi người ôn lại truyền thống khai phá xây dựng đảo hàng trăm năm qua, tăng cường tình đoàn kết, mối tương thân tương ái trong cộng đồng ngư dân trên đảo, củng cố và tăng cường sức mạnh trong sự nghiệp lao động và xây dựng đảo Phú Quý ngày càng giàu đẹp và sung túc hơn./.

Review and Evaluation


Alls
(From total review)

Sample Plan

Accommodations

Food

Attractions

Entertainment