Đình làng Võ Đắt
Đình làng Võ Đắt
Đình làng Võ Đắt
Đình làng Võ Đắt
Đình làng Võ Đắt
Đình làng Võ Đắt

Giới thiệu

Giá: Miễn phí

Số điện thoại: 0252 3882 140

Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút

308 0

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH

Email: baotangbt@svhttdl.binhthuan.gov.vn

Địa chỉ: Thị trấn Đức Tài, Huyện Đức Linh, Tỉnh Bình Thuận

Đình làng Võ Đắt là di tích lịch sử - văn hóa đã được Ủy ban nhân  dân tỉnh Bình Thuận xếp hạng tại Quyết định số 2134/QĐ-UBND ngày 04/9/2013. Đây cũng là ngôi đình duy nhất trên địa bàn huyện Đức Linh, tọa lạc trên đường 3 tháng 2 thuộc khu phố 9, thị trấn Đức Tài. Hướng chính của đình nhìn về phía Đông Nam, cách UBND thị trấn Đức  Tài khoảng 350m và UBND huyện Đức Linh khoảng 11 km về hướng Tây Nam.

Cổng chính đình làng Võ Đắt

Từ thành phố Phan Thiết đi theo Quốc lộ 1A về hướng Thành phố Hồ Chí Minh 58km, đến Ngã ba Căn cứ VI rẽ phải theo đường ĐT.720 khoảng 40km là đến thị trấn Lạc Tánh, huyện Tánh Linh. Từ đây đi theo đường ĐT.710 về phía Tây Bắc khoảng 20km là đến Ngã ba giao nhau giữa đường ĐT.710 và ĐT.713 (thị trấn Võ Xu), rồi rẽ trái đi theo đường ĐT.713 khoảng 12km là đến đình làng Võ Đắt.

Theo tập tục của cha ông ngày trước, tên đình làng thường lấy theo tên gọi của làng nơi họ sinh sống và đình làng Võ Đắt cũng không ngoại lệ. Võ Đắt là địa danh kể từ khi vùng đất này được các thế hệ đầu tiên của người Việt đến khai phá, tạo lập cuộc sống. Về sau, khi tạo dựng đình làng người dân nơi đây đã lấy tên làng để đặt tên đình là đình làng Võ Đắt. Đến nay, tuy địa danh làng Võ Đắt không còn nhưng tên gọi ấy vẫn được người dân lưu giữ cho đến ngày nay.

Hiện nay, người dân địa phương còn lưu truyền nhiều truyền thuyết liên quan đến tên gọi làng Võ Đắt, truyền thuyết kể rằng: “Xưa kia có một người dân tộc thiểu số tên là Mang Đắt sống vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Ông sinh ra trong một gia đình giàu có, thông minh, có học vấn và biết nói thành thạo tiếng Việt. Chính vì vậy, ông đã được thực dân Pháp tuyển dụng vào quân đội để phục vụ cho âm mưu cai trị của mình. Tuy nhiên, sau một thời gian phục dịch cho Pháp, chứng kiến sự tàn ác của giặc đối với đồng bào, ông đã bỏ trốn khỏi quân đội Pháp. Dưới thời Bảo Đại, ông là người có nhiều công lao trong việc tập hợp đồng bào đánh Pháp để bảo vệ xóm làng, đồng thời có công giúp nhà vua xây dựng một khu săn bắn tại vùng đất Đức Linh xưa. Nhờ công lao đó ông đã được vua Bảo Đại phong chức vào hàng ngũ quan võ cai quản vùng đất Đức Linh. Sau khi qua đời, để tưởng nhớ công ơn, người dân đã lấy tên ông để đặt cho vùng đất mà họ đang sống”.

Đình làng Võ Đắt nhìn từ phía trước chính diện

Theo nhiều nguồn tư liệu hiện còn lưu giữ trong một số họ tộc sinh sống lâu đời tại thị trấn Võ Đắt và các bậc cao niên có am hiểu về lịch sử, văn hoá truyền thống của vùng đất Đức Linh xưa cho biết, đình làng Võ Đắt được tạo lập vào năm 1968. Lúc mới tạo lập, đình làng Võ Đắt gồm có các hạng mục như: Tiền đường, Chính điện, Hậu tẩm, nhà Khói, Bình phong và Cổng chính được bố trí trên khuôn viên đất có diện tích khoảng 5.000m2, xung quanh có tường thành bao bọc trang nghiêm. Cuối năm 1974 và đầu năm 1975, ngôi đình đã bị bom đạn chiến tranh hủy hoại gần như hoàn toàn chỉ còn lại Cổng chính, Bình phong và nền móng các hạng mục chính của đình.

Sau năm 1975, do điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn; hơn nữa dưới thời bao cấp, cũng như nhiều địa phương khác trong tỉnh nói riêng và cả nước nói chung do nhận thức chung của xã hội lúc bấy giờ về vai trò, giá trị của các thiết chế tín ngưỡng, tôn giáo còn nhiều lệch lạc, cho đó là những tàn tích của xã hội phong kiến còn sót lại nên trong thời kỳ này từ chính quyền cho đến người dân không ai chú trọng đến việc bảo quản, tu bổ các cơ sở tín ngưỡng mà bỏ mặc hư hỏng và mai một theo thời gian. Đình làng Võ Đắt cũng chịu chung số phận đó, từ năm 1976 - 1983, chính quyền địa phương đã giao khuôn viên đất của ngôi đình cũ cho cơ quan Quân sự huyện Đức Linh hoạt động. Từ năm 1983 - 1985, chuyển giao cho Trung tâm Văn hóa Thiếu nhi huyện sử dụng. Từ sau năm 1985, đất đai của ngôi đình cũ bị bỏ hoang, các hoạt động lễ nghi, lễ hội hoàn toàn không được thực hiện. Mãi đến năm 2003, đáp ứng nguyện vong thiết tha và chính đáng của nhân dân, chính quyền địa phương đã cho phục hồi lại ngôi đình trên nền cũ để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần và tâm linh tín ngưỡng của cộng đồng. Từ đó đến nay, người dân địa phương đã quan tâm đóng góp công sức, tiền của để khôi phục lại đình làng Võ Đắt khang trang và bề thế trên nền móng cũ. Qua nhiều năm khôi phục, đến nay về cơ bản đình làng Võ Đắt đã được phục hồi lại theo đúng kiểu dáng và kết cấu kiến trúc dân gian truyền thống vốn có trước đây, gồm các hạng mục: Cổng chính, Bình phong, Chính điện, nhà Khách, nhà Kho và nhà Khói. Các hạng mục kiến trúc của đình được bố trí trên khuôn viên đất có diện tích 1.068,2m2, xung quanh là hệ thống tường thành bảo vệ vững chắc và trang nghiêm.

 

Bài trí thờ phụng ở nội thất chính điện

Đình làng Võ Đắt còn lưu giữ các hiện vật để phục vụ cho việc thờ phụng và tế lễ trong các dịp lễ hội, như: Bài vị, bát bửu, bao lam, hoành phi, câu đối, chiêng đồng, trống đại, trống tiểu, chim hạc chất liệu gỗ, đỉnh đồng, bình hoa, chân đèn, chuông đồng, lư hương, quả bồng, tượng quan võ, tượng quan văn…

Hàng năm, tại đình làng Võ Đắt diễn ra 2 kỳ lễ hội chính: Lễ hội tế Xuân hay còn gọi là lễ Kỳ Yên được tổ chức trong 2 ngày 15 - 16 tháng hai, lễ hội tế Thu diễn ra vào ngày 8 - 9 tháng chín Âm lịch. Ngoài ra, ở đây còn có các nghi lễ khác như: Lễ giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày 10 tháng ba Âm lịch; nghi lễ dâng hoa quả, hương đèn lên thần linh và ông bà tổ tiên vào các ngày Rằm và đầu tháng…

Diễn xướng lân sư rồng trong lễ hội Kỳ yên tại đình làng Võ Đắt

Lễ hội hàng năm tại đình làng Võ Đắt luôn thu hút đông đảo bà con nhân dân địa phương đến tham gia, là không gian sinh hoạt văn hóa không chỉ của người dân thị trấn Đức Tài mà còn là ngày hội chung của nhân dân các xã Đức Hạnh, Đức Tín và những địa phương lân cận. Đến với lễ hội mọi người đều thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn đối với thần Thành hoàng Bổn cảnh, các bậc Tiền hiền, Hậu hiền đã có công khai mở đất đai, lập làng và tạo dựng đình Võ Đắt ngày trước. Đây là nét đẹp văn hóa độc đáo, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” mang tính nhân văn sâu sắc của các thế hệ hôm nay đối với các bậc tiền nhân. Vào dịp lễ hội tại đình làng Võ Đắt, bên cạnh phần lễ còn diễn ra nhiều hoạt động như trình diễn nghệ thuật dân gian như: hát Bội, Đờn ca tài tử, hô Bài Chòi, múa Lân… đã mang đến cho lễ hội một không khí hào hứng, vui tươi và nhộn nhịp; góp phần thắt chặt tình đoàn kết, tương thân tương ái giữa các thành viên trong cộng đồng lại với nhau hơn và cùng chung tay xây dựng quê hương ngày càng thêm phồn thịnh./.

Bản đồ

Giới thiệu

×

Đình làng Võ Đắt là di tích lịch sử - văn hóa đã được Ủy ban nhân  dân tỉnh Bình Thuận xếp hạng tại Quyết định số 2134/QĐ-UBND ngày 04/9/2013. Đây cũng là ngôi đình duy nhất trên địa bàn huyện Đức Linh, tọa lạc trên đường 3 tháng 2 thuộc khu phố 9, thị trấn Đức Tài. Hướng chính của đình nhìn về phía Đông Nam, cách UBND thị trấn Đức  Tài khoảng 350m và UBND huyện Đức Linh khoảng 11 km về hướng Tây Nam.

Cổng chính đình làng Võ Đắt

Từ thành phố Phan Thiết đi theo Quốc lộ 1A về hướng Thành phố Hồ Chí Minh 58km, đến Ngã ba Căn cứ VI rẽ phải theo đường ĐT.720 khoảng 40km là đến thị trấn Lạc Tánh, huyện Tánh Linh. Từ đây đi theo đường ĐT.710 về phía Tây Bắc khoảng 20km là đến Ngã ba giao nhau giữa đường ĐT.710 và ĐT.713 (thị trấn Võ Xu), rồi rẽ trái đi theo đường ĐT.713 khoảng 12km là đến đình làng Võ Đắt.

Theo tập tục của cha ông ngày trước, tên đình làng thường lấy theo tên gọi của làng nơi họ sinh sống và đình làng Võ Đắt cũng không ngoại lệ. Võ Đắt là địa danh kể từ khi vùng đất này được các thế hệ đầu tiên của người Việt đến khai phá, tạo lập cuộc sống. Về sau, khi tạo dựng đình làng người dân nơi đây đã lấy tên làng để đặt tên đình là đình làng Võ Đắt. Đến nay, tuy địa danh làng Võ Đắt không còn nhưng tên gọi ấy vẫn được người dân lưu giữ cho đến ngày nay.

Hiện nay, người dân địa phương còn lưu truyền nhiều truyền thuyết liên quan đến tên gọi làng Võ Đắt, truyền thuyết kể rằng: “Xưa kia có một người dân tộc thiểu số tên là Mang Đắt sống vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Ông sinh ra trong một gia đình giàu có, thông minh, có học vấn và biết nói thành thạo tiếng Việt. Chính vì vậy, ông đã được thực dân Pháp tuyển dụng vào quân đội để phục vụ cho âm mưu cai trị của mình. Tuy nhiên, sau một thời gian phục dịch cho Pháp, chứng kiến sự tàn ác của giặc đối với đồng bào, ông đã bỏ trốn khỏi quân đội Pháp. Dưới thời Bảo Đại, ông là người có nhiều công lao trong việc tập hợp đồng bào đánh Pháp để bảo vệ xóm làng, đồng thời có công giúp nhà vua xây dựng một khu săn bắn tại vùng đất Đức Linh xưa. Nhờ công lao đó ông đã được vua Bảo Đại phong chức vào hàng ngũ quan võ cai quản vùng đất Đức Linh. Sau khi qua đời, để tưởng nhớ công ơn, người dân đã lấy tên ông để đặt cho vùng đất mà họ đang sống”.

Đình làng Võ Đắt nhìn từ phía trước chính diện

Theo nhiều nguồn tư liệu hiện còn lưu giữ trong một số họ tộc sinh sống lâu đời tại thị trấn Võ Đắt và các bậc cao niên có am hiểu về lịch sử, văn hoá truyền thống của vùng đất Đức Linh xưa cho biết, đình làng Võ Đắt được tạo lập vào năm 1968. Lúc mới tạo lập, đình làng Võ Đắt gồm có các hạng mục như: Tiền đường, Chính điện, Hậu tẩm, nhà Khói, Bình phong và Cổng chính được bố trí trên khuôn viên đất có diện tích khoảng 5.000m2, xung quanh có tường thành bao bọc trang nghiêm. Cuối năm 1974 và đầu năm 1975, ngôi đình đã bị bom đạn chiến tranh hủy hoại gần như hoàn toàn chỉ còn lại Cổng chính, Bình phong và nền móng các hạng mục chính của đình.

Sau năm 1975, do điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn; hơn nữa dưới thời bao cấp, cũng như nhiều địa phương khác trong tỉnh nói riêng và cả nước nói chung do nhận thức chung của xã hội lúc bấy giờ về vai trò, giá trị của các thiết chế tín ngưỡng, tôn giáo còn nhiều lệch lạc, cho đó là những tàn tích của xã hội phong kiến còn sót lại nên trong thời kỳ này từ chính quyền cho đến người dân không ai chú trọng đến việc bảo quản, tu bổ các cơ sở tín ngưỡng mà bỏ mặc hư hỏng và mai một theo thời gian. Đình làng Võ Đắt cũng chịu chung số phận đó, từ năm 1976 - 1983, chính quyền địa phương đã giao khuôn viên đất của ngôi đình cũ cho cơ quan Quân sự huyện Đức Linh hoạt động. Từ năm 1983 - 1985, chuyển giao cho Trung tâm Văn hóa Thiếu nhi huyện sử dụng. Từ sau năm 1985, đất đai của ngôi đình cũ bị bỏ hoang, các hoạt động lễ nghi, lễ hội hoàn toàn không được thực hiện. Mãi đến năm 2003, đáp ứng nguyện vong thiết tha và chính đáng của nhân dân, chính quyền địa phương đã cho phục hồi lại ngôi đình trên nền cũ để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần và tâm linh tín ngưỡng của cộng đồng. Từ đó đến nay, người dân địa phương đã quan tâm đóng góp công sức, tiền của để khôi phục lại đình làng Võ Đắt khang trang và bề thế trên nền móng cũ. Qua nhiều năm khôi phục, đến nay về cơ bản đình làng Võ Đắt đã được phục hồi lại theo đúng kiểu dáng và kết cấu kiến trúc dân gian truyền thống vốn có trước đây, gồm các hạng mục: Cổng chính, Bình phong, Chính điện, nhà Khách, nhà Kho và nhà Khói. Các hạng mục kiến trúc của đình được bố trí trên khuôn viên đất có diện tích 1.068,2m2, xung quanh là hệ thống tường thành bảo vệ vững chắc và trang nghiêm.

 

Bài trí thờ phụng ở nội thất chính điện

Đình làng Võ Đắt còn lưu giữ các hiện vật để phục vụ cho việc thờ phụng và tế lễ trong các dịp lễ hội, như: Bài vị, bát bửu, bao lam, hoành phi, câu đối, chiêng đồng, trống đại, trống tiểu, chim hạc chất liệu gỗ, đỉnh đồng, bình hoa, chân đèn, chuông đồng, lư hương, quả bồng, tượng quan võ, tượng quan văn…

Hàng năm, tại đình làng Võ Đắt diễn ra 2 kỳ lễ hội chính: Lễ hội tế Xuân hay còn gọi là lễ Kỳ Yên được tổ chức trong 2 ngày 15 - 16 tháng hai, lễ hội tế Thu diễn ra vào ngày 8 - 9 tháng chín Âm lịch. Ngoài ra, ở đây còn có các nghi lễ khác như: Lễ giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày 10 tháng ba Âm lịch; nghi lễ dâng hoa quả, hương đèn lên thần linh và ông bà tổ tiên vào các ngày Rằm và đầu tháng…

Diễn xướng lân sư rồng trong lễ hội Kỳ yên tại đình làng Võ Đắt

Lễ hội hàng năm tại đình làng Võ Đắt luôn thu hút đông đảo bà con nhân dân địa phương đến tham gia, là không gian sinh hoạt văn hóa không chỉ của người dân thị trấn Đức Tài mà còn là ngày hội chung của nhân dân các xã Đức Hạnh, Đức Tín và những địa phương lân cận. Đến với lễ hội mọi người đều thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn đối với thần Thành hoàng Bổn cảnh, các bậc Tiền hiền, Hậu hiền đã có công khai mở đất đai, lập làng và tạo dựng đình Võ Đắt ngày trước. Đây là nét đẹp văn hóa độc đáo, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” mang tính nhân văn sâu sắc của các thế hệ hôm nay đối với các bậc tiền nhân. Vào dịp lễ hội tại đình làng Võ Đắt, bên cạnh phần lễ còn diễn ra nhiều hoạt động như trình diễn nghệ thuật dân gian như: hát Bội, Đờn ca tài tử, hô Bài Chòi, múa Lân… đã mang đến cho lễ hội một không khí hào hứng, vui tươi và nhộn nhịp; góp phần thắt chặt tình đoàn kết, tương thân tương ái giữa các thành viên trong cộng đồng lại với nhau hơn và cùng chung tay xây dựng quê hương ngày càng thêm phồn thịnh./.

Nhận xét và đánh giá


Tất cả
(Từ tổng số nhận xét)

Lịch trình mẫu

Lưu trú

Ẩm thực

Địa điểm

Giải trí